Sau khi hoàn thành khâu giặt nước, nhân viên giặt là sẽ chuyển bằng tay đồ từ máy giặt sang máy vắt. Máy vắt có hình dáng giống như một chiếc nồi áp suất khổng lồ. Khối lượng vắt 1 lần là 15 kg. Có hai loại đặt giờ vắt. Một là loại máy vắt đặt giờ tự động, cứ khoảng hơn 5 phút thì tự ngưng vắt. Còn có loại do người đặt giờ. Vì vắt là một công đoạn có độ rung rất cao nên thành máy là cũng khá dày, chừng 20 đến 30 cm. Khoang máy làm bàn thép trắng chống rỉ và được thiết kế với chi chít các lỗ thoát nước. ống xả của máy vắt ngắn và đặt trực tiếp ở cống thoát nước. Khi máy vắt đang chạy mà mở nắp máy thì máy vẫn tiếp tục hoạt động, vì thế để bảo đảm an toàn chỉ nên mở máy khi nó đã hoàn toàn dừng hoạt động.
Tiếp theo là công đoạn cán khô. Vì đây là loại máy rút ngắn thời gian hiệu quả nhất vì ta có thể bỏ qua khâu phơI khô. Máy cán rất cồng kềnh, phải có một gian nhà lớn mới chứa được. Máy gồm nhiều trục cuốn nóng vừa làm chức năng của một chiếc bàn là giúp cho vải thẳng vừa làm chức năng của máy sấy nóng giúp vải khô trong tức thì. Để hỗ trợ máy cán hoạt động, cần ít nhất 4 công nhân thường xuyên túc trực bên máy. Hai người ở đầu máy đưa vải vào cán. Hai người đón vải ở đầu ra của máy để gấp lại, thực hiện đóng gói luôn tại khâu này.